Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát thuộc Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại
Việt Nam (MACV-SOG) là một hoạt động bí mật lớn nhất, phức tạp nhất kể từ sau
trận Thế Chiến Thứ Hai. Cơ quan (đơn vị SOG) hoạt động bí mật trong tám năm
trong vùng Đông Nam Á châu.
Các viên chức cao cấp liên hệ với SOG bao gồm: Robert
McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Walt Rostow, Richard Helm (Trùm CIA), William
Colby (Trùm CIA-Việt Nam), và Đại Tướng William Westmoreland tư lệnh quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hơn hai năm, đơn vị SOG không được phép cho các toán biệt kích
xâm nhập, thám sát nước láng giềng Lào. Chuyện này được bàn đến khi bắt đầu chương
trình OP 34A, nhưng các sĩ quan cao cấp cố vấn Hoa Kỳ không đồng ý thi hành,
cho rằng vi phạm hiệp định Genèva 1962, ngăn cấm việc đưa quân vào đất Lào. Cho
đến tháng Ba năm 1964, bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ thuyết phục McNamara bỏ lệnh
cấm, khi ông ta được báo cáo quân đội Bắc Việt gia tăng mức độ chuyển quân vào
nước Lào và trên hệ thống đường mòn HCM.
Trong mùa hè năm 1964, đơn vị SOG được trao nhiệm vụ cho các
toán biệt kích thám sát, phá hoại đường mòn HCM trên đất Lào. Khi được biết mức
độ chuyển quân, đồ tiếp vận trên đường mòn HCM ở Lào gia tăng, SOG đưa ra chương
trình OP 35 trong mùa hè năm 1965. Đơn vị SOG được phép cho các toán biệt kích
“vượt biên” hoạt động bí mật trong khu vực phiá đông nam nước Lào dọc theo đường
biên giới. Đơn vị SOG nghĩ rằng, quân đội Bắc Việt tiếp tục phát triển con đường
chiến lược đưa quân vào miền nam nên các toán biệt kích trong chương trình OP
35 sẽ có nhiều mục tiêu cho phi cơ oanh kích. Thêm yếu tố, quân Bắc Việt hoạt động
tự do như chỗ không người trên đất nước bạn và người Hoa Kỳ chưa làm điều gì để
ngăn cản. Do đó cấp chỉ huy đơn vị SOG tự tin chương trình OP 35 sẽ thành công.
Chương trình OP 35 có bộ chỉ huy trong Saigon, một bộ phận
ngoài Đà Nẵng. Từ hai thành phố lớn nhất miền nam Việt Nam, cấp chỉ huy SOG phối
hợp các toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào. Những toán biệt kích đầu tiên được
“phóng đi” từ căn cứ hành quân tiền phương trại LLĐB Khâm Đức gần biên giới Lào
Việt. Năm toán biệt kích: Iowa, Alaska, Idaho, Kansa và Dakota được đưa lên Khâm
Đức cuối năm 1965. Mới đầu, các toán biệt kích phải xâm nhập bộ qua Lào, SOG chưa
được phép xử dụng trực thăng. Biên giới Lào
và nam Việt Nam kéo dài 200 dặm, tuy nhiên lệnh hành quân chỉ cho phép các
toán biệt kích hoạt động cách vùng phi quân sự 50 dặm trở xuống. Qua năm sau giới
hạn thêm, quân biệt kích không được hoạt động sâu trong đất Lào 5 cây số.
Kết qủa các toán biệt kích không tìm thấy các hoạt động quân
đội Bắc Việt để báo cáo. Sau đó, Ngũ Giác Đài (Pentagon, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ)
cho phép các toán biệt kích hoạt động dọc theo 200 dặm biên giới Lào – nam Việt
Nam. Chương trình OP 35 gồm ba giai đoạn, giai đoạn một dò tìm vị trí sở chỉ
huy quân đội Bắc Việt, căn cứ binh trại, kho tiếp vận để không quân oanh kích.
Các toán biệt kích tìm thấy nhiều dấu vết của địch mà phi cơ quan sát không thể
nhìn thấy được (rừng rậm, ngụy trang kín đáo). Ngoài ra thêm nhiệm vụ bắt sống
lính Bắc Việt cũng như cứu phi công bị bắn rơi.
Thứ hai, chương trình OP 35 cho phép nhiều đại đội quân Hoa Kỳ
(thực tế họ xử dụng đại đội Hatchet Force gồm lính sắc dân thiểu số, LLĐB Hoa Kỳ
chỉ huy) tấn công sang Lào khi toán biệt kích SOG tìm ra vị trí đơn vị địch đóng
quân. Thứ ba, OP 35 được phép tuyển mộ dân tộc thiểu số và tổ chức thành những đơn
vị chống lại quân Bắc Việt. Giai đoạn ba rập theo khuôn chương trình White Star
trước đây, huấn luyện sắc dân Kha dùng du kích chống lại quân Pathet Lào (Công
Sản Lào). Năm 1966, chương trình OP 35 thực hiện 111 chuyến hành quân xâm nhập
dò thám.
Chương trình OP 35 được bộ trưởng Quốc Phòng McNamara cho phép
phát triển trong tháng Sáu năm 1967, và số lần hành quân tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên
số tổn thất quân nhân Hoa Kỳ (LLĐB/HK) tăng từ 3 năm 1966 lên 42 người trong năm 1967. Chương trình
Muscle Shoals cũng được thực hiện năm 1967, các toán biệt kích SOG xâm nhập đường
mòn HCM gài máy điện tử đo lường mức độ di chuyển của quân đội Bắc Việt trên đất
Lào. Đa số máy điện tử được phi cơ thả, một số do quân biệt kích đem vào đặt tại
các vị trí quan trọng trên đường mòn HCM. Các toán biệt kích cũng được xử dụng
cứu tù binh hoặc đang lẩn trốn trên đất Lào.
Hà Nội phản ứng vào cuối năm 1966, rải quân dọc theo biên giới
Lào - Việt trong những khu vực tình nghi có thể trông thấy trực thăng thả biệt
kích. Quân đội Bắc Việt cũng nghiên cứu kế hoạch, khu vực hành quân của đơn vị SOG,
nghiên cứu lộ trình di chuyển, điều kiện, thời tiết đê thả toán biệt kích xâm
nhập. Họ cũng thành lập những đơn vị đặc biệt để săn lùng biệt kích.
Nhiệm vụ cho chương trình OP 35 nới rộng trong năm 1967, khi
được lệnh cho các toán biệt kích xâm nhập thám sát khu vực biên giới Cambodia -
Việt Nam, cũng trong năm đó Tổng Thống Nixon ra lệnh bí mật thả bom trên đất Miên
(“Bamboo Pentagon”). Sau đó ít lâu ông ta tuyên bố chính sách “Việt Nam hoá chiến
tranh”. Trong năm 1970, 150 ngàn (150.000) quân Hoa Kỳ được rút về nước. Việc
giảm quân Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến các hoạt động của đơn vị SOG ở bên Lào,
tuy nhiên các toán biệt kích xâm nhập Cambodia bị ảnh hưởng bởi lệnh của Tổng
Thống Nixon. Trước khi quân đội VNCH, Hoa Kỳ theo chương trình “Việt Nam hóa
chiến tranh” mở cuộc hành quân Bình Tây đánh qua đất Miên, tấn công các đơn vị
Bắc Việt / VC lui về dưỡng quân sau khi đánh phá trong miền nam cùng phá hủy các
cơ sở hậu cần của địch. Nhưng khi lệnh rút quân của Tổng Thống Nixon trở nên hiệu
lực, quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Cambodia để lại QLVNCH.
Trong năm 1970, hành quân Salem House, các toán biệt kích SOG
xâm nhập vào đất Miên thám sát 577 lần, nhưng chỉ có 40% xâm nhập được vào được
mật khu của địch (phải xâm nhập bộ, không có trực thăng phi cơ Hoa Kỳ yểm trợ và
địch quân đã khoá kín đường biên giới, những khu vực tình nghi biệt kích SOG có
thể dùng để xâm nhập). Sau đó, Tổng Thống Nixon thúc đẩy việc rút quân đội Hoa
Kỳ về nước, đến cuối năm 1971, chỉ còn 75 ngàn (75.000) quân Hoa Kỳ ở miền nam
Việt Nam, ảnh hưởng hành quân Salem House.
Tổng Thống Nixon phỏng đoán quân đội Bắc Việt, VC sẽ mở trận
tấn công rộng lớn qui mô trong năm 1972
vì quân đội Hoa Kỳ đã rút về nước gần hết, và trận tấn công sẽ phát xuất từ đất
Lào. Thêm một yếu tố nữa, năm 1972 là năm bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
Đầu năm 1971, Đại Tướng Creighton Abrams thúc đẩy đưa những đơn
vị thiện chiến VNCH (Nhẩy Dù, TQLC, BĐQ, SĐ 1 BB, Thiết Giáp) tấn công qua đất
Lào trong hành quân Lam Sơn 719, nhằm mục đích phá hủy các căn cứ hận cần quân
đội Bắc Việt, đường mòn HCM trên đất Lào dọc theo đường số 9. Qua tin tức đem về
từ các toán biệt kích, cấp chỉ huy đơn vị SOG không đồng ý cuộc hành quân này,
quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị chiến trường. Tuy nhiên Tướng Abrams cương quyết
và ra lệnh đơn vị SOG mở hành quân nghi binh (lôi kéo các đơn vị Bắc Việt quay
trở lại phần đất miền nam Việt Nam), thả hình nộm quân nhẩy dù giả trong khu vực
Khe Sanh với tiếng nổ như tiếng súng. Đơn vị SOG cũng tổ chức những phi vụ thả
biệt kích giả làm địch tưởng lần, có nhiều toán biệt kích hoạt động nơi hậu phương.
Trong vòng sáu tuần lễ kể từ khi quân VNCH tiến sang Lào, họ
bị quân đội Bắc Việt chờ sẵn tấn công liên tục gây nhiều tổn thất. Thêm lý do
thời tiết xấu vùng nam nước Lào, phi cơ Hoa Kỳ không yểm trợ hữu hiệu. Đó là dấu
hiệu chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” sẽ thất bại. Tuy nhiên chính quyền
Nixon vẫn họp báo cho rằng hành quân Lam Sơn 719 gặt hái được nhiều thành công
(để việc rút quân được nhanh chóng). Từ tháng Giêng năm 1971 đến tháng Ba năm
1972, đơn vị SOG thực hiện 474 chuyến hành quân xâm nhập, trong đó 278 hành quân
trong nội điạ miền nam Việt Nam.
Đến cuối năm 1971, cấp chỉ huy đơn vị SOG cố vấn cho bộ tư lệnh
Quân Viện (MACV), quân đội Bắc Việt đang chuẩn bị một trận tấn công rộng lớn.
Ngày 30 tháng Ba năm 1972, Hà Nội xử dụng pháo binh, chiến xa cùng với bộ binh
tổng tấn công nhiều vị trí quân đội VNCH. Bắc Việt xử dụng 120 ngàn (120.000)
quân tấn công băng qua vùng phi quân sự, trên vùng cao nguyên và từ đất Miên.
Bắt đầu từ tháng Giêng (1972), người Hoa Kỳ đã lên kế hoạch
chấm dứt hoàn toàn chương trình SOG. Cuối cùng, ngày 30 tháng Tư (1972), đơn vị
SOG chấm dứt nhiệm vụ theo lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương/HK. Tất cả các hoạt
động của SOG sẽ bàn giao cho Nha Kỹ Thuật bộ TTM VNCH.
Qua những năm hoạt động, chương trình OP 35 có ba sở chỉ huy
với 110 sĩ quan, 615 binh sĩ (đa số từ LLĐB/HK) gia nhập. Mỗi sở chỉ huy có khoảng
30 toán biệt kích, 95% hoạt động của họ là phá hoại hệ thống đường mòn HCM. Đơn
vị SOG bị thiệt hại 300 quân nhân ở miền Bắc Việt Nam, Lào và Cambodia. Khi Hà
Nội trao trả 591 tù binh Hoa Kỳ trong tháng Tư năm 1973, không có người nào thuộc
đơn vị SOG (biệt kích thường chết mất xác trong rừng). Mặc dầu đơn vị SOG ước tính
có khoảng 20 quân nhân bị quân đội Bắc Việt bắt sống. Đó cũng là một phần trong
huyền thoại về đơn vị SOG.
Thêm những câu chuyện về các hoạt động bí mật trong trận chiến
Việt Nam nổi lên trong tháng Hai năm
1996, 281 người Việt Nam, những người từng làm việc với cơ quan CIA trong thập
niên 1960 bị chính quyền Hoa Kỳ cho là đã chết. Sự thật phơi bầy ra, họ bị bắt
giam cầm nơi miền Bắc Việt Nam, sau này được trả tự do, có người bị tù đến 21 năm.
Họ đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ giữ lời cam kết khi họ ký giấy tờ làm việc cho cơ quan Tình Báo CIA.
Theo tài liệu đã hết thời gian bảo mật, chính quyền HoaKỳ đẵ
cắt lương bổng (trợ cấp) cho gia đình những biệt kích quân đã bị bắt ngoài miền
bắc. Tổng số tiền là 11 triệu dollars. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho rằng tất cả biệt
kích quân đều đã chết (mặc dầu biết vẫn còn sống và bị giam), họ không phải tiếp
tục trả tiền lương cho gia đình, người thân của các biệt kích quân. Tuy nhiên
những tài liệu này đã chứng minh chính quyền Hoa Kỳ đã biết điều đó không đúng
sự thật, các biệt kích quân vẫn còn sống và bị giam giữ trong các trại tù nơi
miền bắc Việt Nam. Không ai có thể thể phủ nhận chương trình OP 35 Alpha (thả
biệt kích xâm nhập miền bắc Việt Nam) là có thực, cơ quan CIA tuyển mộ, huấn
luyện biệt kích quân để dò thám, phá hoại, gây xáo trộn miền bắc. Tài liệu của
Hoa Kỳ nói rõ “Họ bị bắt ít lâu sau khi nhẩy dù hay đổ bộ vào miền bắc Việt
Nam”, “bị chính quyền miền bắc bắt sống, đưa ra tòa, lãnh án”.
American University of Nigeria
Computer Science Department
vđh
No comments:
Post a Comment