Saturday, June 28, 2014

Phỏng vấn Trúc Hồ / Huy Phương

SBTN SPECIAL: Việt Nam Ơi (Trúc Hồ)



Dưới đây là bài phỏng vấn của Nhà Báo HUY PHƯƠNG với Nhạc Sĩ TRÚC HỒ.  rất vui chuyển đến các Bạn bài phỏng vấn này vì tôi rất ái mộ TRÚC HỒ đã viết những bài hát tranh đấu cho quyền làm người của đồng bào ta ở trong nước và chống Trung Cộng xâm lăng nước ta. Hiện nay TRÚC HỒ là Trưởng Ban Tổ Chức Chương Trình "Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA và xướng ngôn viên đài SBTN sẽ diễn ra tại Freedom Plaza, Washington DC  ngày 6 tháng 7 năm 2014 từ 1 giờ đến 4 giờ chiều. Mục đích của chương trình là để bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với đất nước trong cơn hiểm nguy Trung Cộng xâm lăng và để lên tiếng cùng Người Việt yêu nước đang bị trấn áp tại quê nhà và cũng để cho cả thế giới thấy rõ dân tộc ta cương quyết chống xâm lăng. Rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước hưởng ứng tham gia.


Lời giới thiệu (Huy Phương)
So tuổi đời với những công việc mà nhạc sĩ Trúc Hồ đảm trách hiện nay thì tuổi anh quá trẻ (sinh năm 1964). Với cương vị là Giám đốc đài truyền hình Việt Nam SBTN có tầm vóc nhất ở hải ngoại, đồng chủ trương trung tâm băng nhạc Asia, nhưng Trúc Hồ là một người giản dị, khiêm nhường, rất ít nói.

Zoom in (real dimensions: 720 x 540)Image

Bản tính Trúc Hồ cũng như bề ngoài lúc nào cũng xuề xoà, lại hay e thẹn, nhưng trong quả tim của người nhạc sĩ là cả một khối lửa nóng, đứng ngồi không yên, lúc nào cũng muốn làm một điều gì cho những người lính đã nằm xuống, những thuyền nhân đã bỏ nước ra đi, và bây giờ là những vấn đề nóng bỏng về nghĩa trang Quân Đội, về chuyện những người tù chính trị. Nhìn những thay đổi và gần gũi với tâm tình người hải ngoại gần đây trên SBTN hay Asia, người ta nhìn rõ ra con đường Trúc Hồ đang đi và muốn đến.
Người nhạc sĩ này vốn lại rất ít nói, nên muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn để được nghe Trúc Hồ nói về mình không phải là chuyện đơn giản.
Tuy vậy, nhân trung tâm Asia dự định làm một chương trình ca nhạc kết hợp hai dòng nhạc Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, là hai thế hệ nhưng đã cùng chung một tấm lòng nghĩ về quê hương, đời sống của người tỵ nạn với những ca khúc đã đi vào lòng người hải ngoại, chúng tôi đã có dịp chuyện trò với Trúc Hồ để tìm hiểu đời sống và tâm tình của người nghệ sĩ trẻ tuổi này.
Trúc Hồ sinh năm 1964 tại Saigon, là con trưởng trong một gia đình ngoan đạo, có 4 anh em, nhà ở trong vòng khuôn viên nhà thờ chợ Quán, Quận 5-Saigon .
Thân phụ anh, Trúc Giang là một nhạc sĩ, hạ sĩ quan, phục vụ trong ban Quân Nhạc Phủ Tổng Thống do Đại tá Trần Văn Tín chỉ huy, nên nhà anh luôn luôn vang tiếng trống kèn, vì thân phụ mở lớp dạy nhạc thường trực tại nhà.
Nhờ vào hoàn cảnh ấy, lên bốn tuổi, Trúc Hồ đã biết chơi trống, sáu tuổi đã đánh key board, đánh đờn và theo các chú, bác đi trình diễn trong những đám cưới. Biết con có năng khiếu, nhạc sĩ Trúc Giang rất chiều ý con, và vào sinh nhật thứ bảy, Trúc Hồ đã được làm chủ riêng mình một chiếc organ nhỏ để chơi một mình.
Một ngày nọ, cậu bé Trúc Hồ lại được cha dẫn vào tiến cử với Đại tá Trần Văn Tín để xin thụ giáo piano. Cảm tình với thuộc viên và thấy thằng bé thông minh, kháu khỉnh, ông nhạc sĩ này đã nhận lời, cũng như sau đó Trúc Hồ có cơ hội để học nhạc với rất nhiều bạn hữu của nhạc sĩ Trúc Giang và bắt đầu biết chơi nhạc cổ điển với Beethoven, Bach, Chopin…
Chưa tới mười tuổi, Trúc Hồ đã mải mê từ accordéon (Pháp; accordion, Anh), violon (Pháp; violin, Anh), kéo mệt nghỉ, lại bỏ sang guitare (Pháp; guitar, Anh) piano (Pháp & Anh), rồi organe (Pháp; organ, Anh) . . . bỏ bê chuyện học hành, bảy tuổi thi rớt vào trường công, phải theo học trường Chí Thiện.
Sau đó vì mẹ Hồ đang là giáo viên trường Đồng Tâm, Hồ chuyển về học tại trường này. Từ sáu, bảy tuổi Trúc Hồ đã biết chơi nhạc kiếm tiền, nên việc học hành phải bê trễ.
Rồi một buổi chiều Tháng Tư, đi chơi về, Trúc Hồ thấy cả gia đình đang sửa soạn đồ đạc, hành lý, nghe nói là chờ ghe ra đi. Rồi sáng hôm sau, đột ngột nghe tin Miền Nam đầu hàng, mấy người cậu đi lính từ đơn vị kéo nhau trở về nhà.
Đó là mùa hè năm 1975, thời gian ấy, Trúc Hồ chỉ mới có 11 tuổi và chưa có khái niệm gì về đất nước, chiến tranh, Cộng Sản hay Quốc Gia.

HUY PHƯƠNG:- Với tuổi 11, anh biết gì về chế độ Cộng Sản mới vào Miền Nam và chế độ VNCH trước kia?
TRÚC HỒ:- Lúc ấy, Hồ chưa có khái niệm gì rõ ràng nhưng những cảnh trước mắt rõ ràng là đập vào tâm trí Hồ. Đường phố xe cộ thưa thớt, nhiều nhà đóng cửa bỏ xứ đi đâu mất. Công ăn việc làm không có, họp hành liên miên. Hình như trong gia đình thấy ai cũng có vẻ lo lắng, căng thẳng. Lúc đó ông ngoại, bà con lối xóm hay kể chuyện cũ, rồi so sánh với những ngày chế độ mới thiết lập ở Saigon, phê phán điều tốt điều xấu, sung sướng, cực khổ khác nhau như thế nào, cuộc sống của mọi người hình như ngột ngạt, không có gì cởi mở, vui vẻ.
Vào lớp thì thấy bạn bè học giỏi bị kỳ thị, một số vắng mặt không bao giờ trở lại, một số khuôn mặt, giọng nói lạ lẫm mới vào. Giờ chơi thì học sinh chia phe chia nhóm, trong tuổi vô tư, nhưng Hồ cảm thấy lòng không vui.
Vì gia đình có kèn trống, Phường Khóm thường lui tới mượn, thuê nhạc cụ cũng như mời tham gia ban nhạc, có khi vào chơi nhạc tận trong Dinh Độc Lập cũ. Gia đình càng ngày càng có vẻ khá hơn nhờ những dịch vụ này, nhưng riêng Hồ cảm thấy lạc lõng, không thấy vui vẻ, hoạt động như ngày xưa. Năm đó, Hồ lại thi vào lớp 10 Lê Hồng Phong (Pétrus Ký cũ) bị rớt nữa.
HUY PHƯƠNG:- Trúc Hồ được đào tạo về âm nhạc ra sao và bắt đầu sáng tác vào tuổi nào?
TRÚC HỒ:- Năm sau, Hồ vào trường Lê Hồng Phong, 15 tuổi lại bỏ trường và cũng vì nhờ quen biết, Hồ được thầy Vũ đã từng tốt nghiệp ở Bulgaria, Hungary… dạy lý thuyết, thầy Dung huấn luyện Hồ về hoà âm, nhất là được thầy Nghiêm Phú Phi kèm cặp thêm cho dương cầm. Bản nhạc đầu tiên Hồ viết cho người yêu đầu đời, một cô bạn học từ năm lên tám tuổi là bài “Dòng Sông Kỷ Niệm”. Đó là năm Hồ 16 tuổi.
HUY PHƯƠNG:- Những gì đã xẩy ra sau những ngày tương đối ổn định, và Trúc Hồ đã suy nghĩ gì khi quyết định vượt biên trong tuổi vị thành niên như thế?
TRÚC HỒ:- Nhiều khi Hồ cảm thấy mình bị tù túng, cứ nghĩ là nếu mình vượt biên, mình có thể học bất cứ ngành nghề gì mình thích. Lối xóm, thỉnh thoảng lại nghe có nhiều gia đình vừa vượt biên. Bạn bè, ngay cả người yêu cũng kiếm đường đi, lòng Hồ lúc bấy giờ cũng nôn nao, không yên. Nhà tuy nghèo, nhưng Hồ lại được cưng nhiều nhất. Đàn, trống … thứ nào Hồ thích là cũng được Bố Mẹ mua cho.
Gia đình Hồ đã quyết định bán cây đờn Yamaha 30 để lấy 4 cây vàng, chuẩn bị cho chuyện vượt biên. Anh nên nhớ lúc bấy giờ, Việt Nam chỉ có mấy cây Yamaha 30 nên chuyện bán cây đờn rất dễ. Lúc ấy việc ra đi coi như đã quyết tâm, Hồ không thấy bịn rịn, vương vấn gì ở Việt Nam nữa.
Lần thứ nhất, Hồ về quê nội ở Bến Tre, chuẩn bị cho lần đi thứ nhất. Chuyến vượt biển chưa ra tới cửa biển đã bị bể, cả tàu bị Công An bắt, nhưng vì còn nhóc con, Hồ được thả sớm cho về.
Về đến nhà, nhưng không hề thấy sợ hãi gì cả, lại nôn nóng kiếm chỗ khác để đi, Vĩnh Long rồi Rạch Giá, bị giam ở đồn công an, hỏi đi đâu thì nói về Trà Vinh thăm bên nội, nhất quyết chối cho tới cùng.
Hồ đã chứng kiến những cảnh hãi hùng trong đêm tối, tiếng công an la: “Tàu vượt biên, đứng lại, không tao bắn!”, rồi nghe tiếng súng nổ từng tràng trong đêm.
Buổi sáng, cảnh tượng những người bị tạm giam phải ra biển, kéo những xác người chết chìm lên những chiếc ghe nhỏ kéo vào bờ, già trẻ lớn bé đều có. Mỗi lần đi vượt biên đều có những suy nghĩ và cảm tưởng khác nhau, nhưng không bao giờ thấy sợ hãi. Thất bại nhiều lần, phải nói là Hồ cũng chán nản.
HUY PHƯƠNG:- Nếu chán nản, ở lại thì sao hôm nay có Trúc Hồ ngồi ở đây được? Anh có thể cho biết chi tiết hơn về những chuyến vượt biên tiếp theo.
TRÚC HỒ:- Đó là năm 1981, lúc ấy, ở Saigon văn nghệ ca hát đã có vẻ cởi mở hơn. Đã có ban nhạc Hy Vọng, Đại Dương ra đời, dân chúng đã được nghe lại nhạc của Begees, Abba. Một Đại Hội Nhạc Trẻ được tổ chức tại Đà lạt, và Hồ lên đó lo về âm thanh. Tuổi trẻ ham vui, lo công việc, đôi lúc không nghĩ đến chuyện vượt biên nữa.
Rồi sau Tết Âm Lịch năm đó, Hồ nghe tin một bạn thân của Hồ là Trạng vượt biên bằng đường bộ qua ngả Campuchea (Cambodia) thành công. Bác Hiệp Hoà, bạn thân của gia đình có quán cà phê gần nhà, giới thiệu cho Hồ ra đi, lần này là bằng đường bộ.
Hồ được chở bằng xe Honda đi Châu Đốc, ở lại một đêm trong một gia đình người lạ, có lẽ họ thuộc đường dây đưa người đi. Đêm sau, họ lại chở xe đưa mình vào rừng, đi trong rừng suốt đêm thì xe tới một con đường tráng xi măng, từ đó chạy hai tiếng nữa là đến Nam Vang.
Chuyến đi từ Saigon đến Nam Vang, mới đầu tưởng không có gì vất vả, gian nan như một chuyến vượt biên. Đến Nam Vang rồi, vào quán, có người kêu cà phê, hủ tiếu cho ăn.
Từ Nam Vang đi tới biên giới Thái Lan bằng xe lửa, Hồ lúc bấy giờ mặc xà rông như người Miên chính hiệu, da còn trắng mà cũng không hề biết một tiếng Miên nào. Tàu chưa chạy, công an đã lên tàu hỏi thăm, bắt mình xuống sân ga, nhưng người đưa Hồ đi đã móc vàng vụn ra hối lộ công khai trước mặt mọi người, rồi lại được lên tàu tiếp tục đi.
Từ đó tới Battambang, Hồ phải qua những đêm lo sợ, kinh hoàng.
Tới ngày thứ sáu, người dẫn đường cho Hồ bỏ trốn biệt tăm. Gần chợ biên giới, Hồ gặp một thằng bạn cùng hoàn cảnh bị bỏ lại như Hồ. Một bà già người Việt gốc Hoa tại Miên biết tiếng Việt cho biết là hai đứa đã bị bỏ rơi, tối đến thương tình dắt cho hai đứa đi tiếp con đường mà những người vượt biên đường bộ thường đi, theo một đám người buôn lậu hàng hoá qua Thái Lan.
Đến đây mới biết có nhiều người cũng dùng đường bộ ra đi, trong đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thuộc tuổi mình. Sau đó cả toán được một thằng bé người Miên tốt bụng dẫn dường cho qua vùng đất đầy mìn bẫy, nó lanh lẹ như một con sóc, biết chỗ nầy có nước uống, chỗ kia phải dừng lại vì nguy hiểm.
Đôi lúc nó nằm sát kê tai trên mặt đất nghe ngóng, rồi ngoắt tay cho cả bọn cùng chạy. Con đường này là tử lộ, bọn buôn lậu thường đụng độ, chém giết nhau như cơm bữa. Đêm đó, cả nhóm đi lẫn vào một toán buôn lậu người Miên.
Hồ bị một tên lính Miên hung dữ dí súng vào đầu như muốn bắn, Hồ chỉ biết lâm râm cầu nguyện Đức Mẹ, và không hiểu vì sao lúc đó, lại buột miệng ra nói một câu tiếng Miên mà mình không hiểu gì cả và tự nhiên tên Miên thu súng lại, ngoắt tay cho đi.
Đến gần biên giới Miên-Thái thì Hồ và thằng bạn đồng hành đã lẩn vào một đám khá đông người, đến đêm chờ lúc lính Thái đổi gác là cả bọn ù té chạy qua đất Thái Lan, miệng chỉ biết kêu “Vietnam! Vietnam!”.
Tất cả đều bị lính Thái bắt vào nhà giam. Một buổi sáng, lính Thái vào trại ra dấu kêu hai thằng Việt Nam ra, hai đứa đinh ninh là bị đem đi bắn, nhưng lại được kêu đi chùi rửa trực thăng cho chúng. Sau ba ngày hai đứa bị gọi leo lên xe truck, đứa nào cũng xanh mặt, sợ bị chở lại đất Miên, nhưng cuối cùng xe lại chạy thẳng vào trại tỵ nạn của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế.
Tại đây, Hồ viết thư về nhà, cương quyết dặn dò, nhất định không cho ai trong gia đình vượt biên nữa. Tuy là giờ đây đã tới được đất tự do sau hơn mười ngày gian nan, tưởng đã chết mất mạng, nhưng trại tỵ nạn này lại là nơi khốn khổ khác.
Mỗi ngày mỗi người được phát hai chén cơm, muối và một muỗng dầu, nhưng không đủ nước uống. Cơm còn thừa, bọn coi trại đem đi đổ. Bọn Hồ chờ sẵn, mỗi lần thấy chúng đem cơm đi đổ là hè nhau xông vào giựt. Lúc đầu, Hồ rất ngượng, chờ tụi bạn giựt cơm xong chia lại cho ăn, nhưng chỉ mấy ngày sau, Hồ đã lanh lẹ, rành nghề, giựt cơm như điên. Cơm này đem về chiên với muối dầu, là một món ăn tuyệt hảo không bao giờ quên được.
Với cảnh sống như vậy, Hồ chỉ biết cầu nguyện lên Đức Mẹ, nhiều lúc quẫn trí, muốn trốn trại về lại Việt Nam cho xong. Hồ nhớ đến con đường Trần Bình Trọng, xóm nhà thờ Chợ Quán, mấy đứa em và bạn bè. Bấy giờ là tháng 3 năm 1981.
Sau hai tháng, Hồ được chuyển qua trại Pannat Nikhom tức là trại tiếp chuyển (transit center) chuẩn bị đi định cư, coi như đã thấy ánh sáng sau những ngày tăm tối. Ông dượng Hồ ở quận Cam gởi cho Hồ $50 đầu tiên, Hồ khao bạn bè một bữa, có hủ tiếu bò kho và nước ngọt Coca Cola.
HUY PHƯƠNG: – Những ngày đầu định cư, Trúc Hồ ở tiểu bang nào và bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ ra sao?
TRÚC HỒ:- Ngày 20 tháng 8 năm 1981, Hồ bước chân đến San Francisco. Lâu nay cứ nghĩ ở Mỹ đâu cũng nhà cao chọc trời như New York hay Chicago, nhưng cuối cùng đến phi trường John Wayne, nhà cửa đường sá không có gì là vĩ đại.
Đây là thời gian tăm tối nhất của Hồ, tất cả đều xa lạ, không bạn bè, không thân thuộc, tiếng Anh không biết. Suốt thời gian này, Hồ rầu rĩ, chán đời nhớ Việt Nam đến đứt ruột. Đây là thời gian Hồ nhớ tới người yêu, giờ này không biết lưu lạc ở nơi nào, hoàn tất bài “Dòng Sông Kỷ Niệm”.
Trường học đầu tiên của Hồ trên đất Mỹ là Fountain Valley High và Hồ được xếp vào lớp 9. Năm Hồ lên lớp 11 thì tuổi đã 18, không thể nào ăn ở mãi trong nhà người bảo trợ. Một buổi chiều Hồ viết thư để lại, cám ơn và thu xếp áo quần, sách vở ra đi. Hồ về ở với gia đình một người bạn là Đỗ Phủ, năm đứa con trai chất vào một phòng: Hồ, Đỗ Phủ, hai đứa em và một người share phòng.
Dần dà, đi lại quen biết, Hồ về dạy nhạc cho con bác Thời là bạn của ba Hồ (Ns Trúc Giang) để kiếm tiền tiêu. Năm sau, Hồ vào Community College, ghi danh học Toán, nhưng mới học xong một semester, Hồ lại nghĩ ngày trước mình xin cha đi Mỹ là cốt để có cơ hội học nhạc, bây giờ học Toán ra để là gì và tương lai ra sao?
Hồ bắt đầu đi học piano với Dr. Gile, học phí mỗi giờ là $45.00, mỗi tháng Hồ phải đóng $180.00 tiền học nhạc. Để có đủ số tiền này, Hồ đi chùi rửa bàn bida của một tiệm ở thành phố Garden Grove, đi làm cho báo cho Orange County Register (công việc là bỏ quảng cáo vào tờ báo),mỗi week-end được $40.00, mỗi tháng được $160.00, như vậy là cũng tạm ổn.
HUY PHƯƠNG: - Trúc Hồ bắt đầu bước vào sinh hoạt ca nhạc ở hải ngoại bắt đầu từ bao giờ?
TRÚC HỒ:- Lúc đầu có người rủ Hồ đi chơi nhạc, nhưng lại không đủ tiền mua đàn. Về sau Hồ chơi trong ban nhạc Chí Tài, mỗi tuần 3 đêm, mỗi đêm được $70.00, mỗi tháng cũng được gần $1,000.00 và lần đầu tiên Hồ đi mở riêng một bank account cho mình.
Học xong ba năm ở Golden West College, Hồ chuyển lên US Long Beach. Thời gian này, Hồ đờn cho ban Anh Tài, thu âm và chơi piano cho Dạ Lan, Anh Tài, thực hiện 7, 8 cuốn cassette, phát hành đi nhiều nơi trên thế giới, những chỗ có nhiều người Việt sinh sống.
Sau 3 năm rưỡi học hành, cuối cùng Hồ cũng ra tay không. Bỏ học, Hồ đi đàn cho ban Trung Nghiã, thu băng cho nhạc sĩ Anh Bằng…Trung tâm băng nhạc nào có thu băng là Hồ xách đờn tới.
HUY PHƯƠNG:- Trúc Hồ có thể nói qua cho biết nguyên nhân nào đã khiến ngày nay Trúc Hồ gắn bó với Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN đã được thành hình ra sao không?

 
Zoom in (real dimensions: 720 x 960)
TRÚC HỒ: - Hồ có lúc đã chán cảnh xách đờn đi thu cho hết trung tâm này đến trung tâm khác, nên Hồ nhận lời mời của nhạc sĩ Anh Bằng và chị Thy Vân (ái nữ của Anh Bằng), về làm “music director”cho Trung Tâm Asia, lúc đó tách ra từ Trung Tâm Dạ Lan.
Bắt đầu từ đó, Hồ chung vốn làm Asia. Lúc ấy những cuốn băng Asia đều được dàn dựng và quay trong studio. Khi Las Vegas kỷ niệm 10 năm Ceasar, Hồ đưa ý kiến sao mình không quay luôn ngoài rạp khi trình diễn (tức là trực tiếp thu hình).
Đó là thể nghiệm lần đầu và cuốn băng “Đêm Saigon I” tại Ceasar Palace coi như thành công.
Asia đã đào tạo nên những ca sĩ tên tuổi như Như Quỳnh, Mạnh Đình, Lâm Thuý Vân, Lâm Nhật Tiến…. Còn Hồ thì bá nghệ: hoà âm, sáng tác, xử dụng nhạc khí, làm gì cũng được, nhưng may mắn là chỉ một vợ.
Sau đó, Hồ, anh Đông, chị Vân hùn tiền làm phim, đó là cuốn “Cơn Mưa Hạ”. Lúc mới bắt đầu hy vọng là sẽ có lời, nhưng cuối cùng cuốn phim lỗ vốn, hết sạch tiền, đây là lúc Hồ bắt đầu bán xới nhiều thứ.



Image
HUY PHƯƠNG:- Trúc Hồ gặp nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từ lúc nào, và cái gì đã gắn bó giữa hai nhạc sĩ của hai thế hệ này, cũng như Trầm Tử Thiêng đã đóng góp gì cho những cuốn băng nhạc Asia? Sau hết là Trúc Hồ đã học hỏi được gì từ con người Trầm Tử Thiêng?
TRÚC HỒ:- Các trung tâm thu băng nhạc thường nhờ anh Trầm Tử Thiêng viết hoà âm và phần Hồ thì đờn trong ban nhạc, nhất là trong thời gian làm cho đài văn nghệ truyền thanh của anh Lương Văn Tỷ, do đó cũng có quen biết nhau nhưng chưa đi tới chỗ thân tình.
Khi anh em bắt đầu làm cuốn “Đêm Mưa Hạ”, Hồ viết nhạc cho phim xong có nhờ anh Thiêng viết lời cho hợp với câu chuyện phim. Sau đó cuốn phim coi như thất bại như anh đã biết ở phần trên.
Khoảng năm 1992 khi các trại tạm cư ở Đông Nam Á đóng cửa, tất cả con thuyền cập bến đều bị xua đuổi ra biển khơi và người tỵ nạn bị cưỡng bách hồi hương.
Nhiều người đã mổ bụng tự sát trong khi cảnh sát xông vào các trại lôi kéo người bắt lên máy bay, những cảnh tượng này đã gây xúc động sâu xa trong lòng Hồ, một đứa trẻ ngày xưa đã ở trong trại tỵ nạn và may mắn đã được đến Mỹ.
Từ đó, lòng Hồ luôn luôn nghĩ đến những đứa trẻ mà Hồ đã thấy sau những hàng rào giây kẽm gai ở các trại tỵ nạn, với đôi mắt thẫn thờ, vô vọng và từ đó, bài “Bên Em Đang Có Ta” ra đời.
Viết nhạc xong, Hồ đem đến nhờ nhạc sĩ Anh Bằng viết lời, nhưng Anh Bằng đã nói anh viết loại này không hay, Hồ nên gặp anh Trầm Tử Thiêng để nhờ anh viết lời và anh đã đáp ứng một cách sốt sắng.
Đây là một bài hát có tính nhân bản, nhắm đến những đứa trẻ đang kẹt nhiều năm trong các trại, thậm chí có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên nhiều năm trong hàng rào kẽm gai.
Nhiều khi cần trao đổi về lời lẽ, tính anh Thiêng không những không tự ái, trái lại rất thông cảm, anh em ngồi lại thảo luận, sửa đi sửa lại, và phải nói là lời ca của “Bên Em Đang Có Ta” quá tuyệt vời. Sau đó Hồ đã kêu gọi các ca sĩ Ngọc Lan, Trung Hành… và gần 70 ca sĩ tập họp để hợp ca bài này, ai cũng sốt sắng nhận lời, mỗi người hát một câu, như ai cũng giang cánh tay ra với các em. Sau đó, Việt Dzũng đã giúp đỡ phổ biến CD này trên các đài phát thanh, gây nên những mối cảm xúc trong lòng người hải ngoại về chuyện cưỡng bách hồi hương.
Sau đó, một bản nhạc viết chung khác giữa Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ là bài “Bước Chân Việt Nam”. Thật ra lúc đầu Hồ chỉ muốn viết một bài để cám ơn nước Mỹ đã bao dung chúng ta, mở đầu bằng câu “Thanks America!”, sau đó anh Thiêng góp ý, rồi anh Nguyễn Hoàng Đoan đề nghị nhan đề là “Bước Chân Việt Nam” (đây là lúc Trầm Tử Thiêng chơi thân với gia đình chị Khánh Ly).
Bản nhạc này đã khẳng định được sự hợp tác thành công giữa anh Thiêng và Hồ. Sau đó là “Một Ngày Việt Nam” với giai điệu hoài hương, nhớ nhà, nhớ Việt Nam. Cũng từ những tâm tình đó, Hồ đã viết “Việt Nam Niềm Nhớ.” Rồi đến “Hẹn Nhau Năm 2,000”, phấn khởi với niềm tin bốc lửa, đã làm cho Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng gần gũi khắng khít với nhau hơn.
Anh Thiêng cũng đã giúp viết script cho Asia nhiều lần. Lời hát Trầm Tử Thiêng viết là những lời đẹp đẽ nhất, mang tâm trạng của những người tỵ nạn hải ngoại lúc nào cũng nghĩ về đất nước Việt Nam và mong mỏi có một ngày tươi sáng.
Anh Thiêng là một người cứng rắn, cương quyết chống đối đến cuối cùng để giành lẽ phải, nhưng đầy lòng nhân hậu, lúc nào anh cũng nghĩ về quê hương và những người khốn khổ hơn mình. Anh em thường bàn luận về những vấn đề chính trị và hiện tình đất nước, phải nói là bạn bè rất tương đắc.
Hồ học cách viết lời nơi anh Trầm Tử Thiêng, dung dị mà đượm tình người vì chính Hồ cũng biết những khuyết điểm về tiếng Việt của mình.
Cách sống của anh Thiêng là hết lòng với bạn bè, thẳng thắn và không bao giờ buông thả, phản ánh con người nghệ sĩ mà “rất thầy giáo” của người nhạc sĩ này.
Cũng xin nói rõ cho anh biết, là tuy tuổi tác cách biệt (anh Trầm Tử Thiêng cùng tuổi với Ba của Hồ) nhưng luôn luôn xem nhau như bạn bè ngang hàng, anh em hay nói rõ hơn là tri kỷ.
Hai anh em đã đồng ý với nhau nhiều vấn đề và có ý nghĩ chung về đất nước, tương lai. Không bao giờ anh Thiêng ỷ lớn để áp đặt tư tưởng hay chơi ép Hồ. Nhiều khi anh em cãi nhau về một nốt nhạc, một chữ trong bài, nhưng cuối cũng cũng thu xếp ổn thoả.

HUY PHƯƠNG
.


Cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ


Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ dậm chân tại chỗ
 
Giầu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.
 
Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi lên 10 tuổi và bây giờ chỉ còn hai năm nữa thì tôi được 30. Như vậy có nghĩa là tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ đã cho tôi cơ hội đến trường mà không phải lo sợ không có tiền để đóng cho họ, cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội để cầm mảnh bằng kỹ sư trong tay, và cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội kiếm được một công việc làm khá tốt.
 
Tất cả những điều có được ngày hôm nay là do sự cố gắng vươn lên của tôi. Muốn bước tới sự vinh quang không phải là ngồi một chỗ than thở hoặc lười biếng mà có được.
 
Rất nhiều người Việt vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa và có tương lai sự nghiệp vững chắc. Cha mẹ tôi khi đặt chân qua Mỹ cách đây 18 năm cũng đã phải làm lại từ đầu. Ông bà không quản ngại làm việc siêng năng để lo cho anh em tôi học nên người, nhưng không bao giờ than van rằng đất nước Mỹ bắt họ phải làm việc đầu tắc mặt tối.
 
Đất nước Mỹ không hề mang chúng ta sang đây, mà chính chúng ta tự đòi sang, vì thế nếu làm việc cực khổ thì đừng bao giờ phiền trách họ vì như thế là mình quá vô lý.
 
Nhiều người Việt khi mới đặt chân qua Mỹ sau những ngày vượt biên nguy hiểm đầy gian nan đã được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong một chương trình trợ cấp còn được gọi là welfare vì có con nhỏ cho tới khi 18 tuổi, ngoại trừ độc thân thì chỉ được 24 tháng. Như vậy đủ biết xã hội mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.
 
Người Việt ở Mỹ cũng có hai tầng lớp: một loại trí thức có văn bằng cầm trong tay và một loại người không có mảnh bằng nào cả. Người có bằng cấp sẽ kiếm được công ăn việc làm tốt hơn, còn người không có bằng cấp thì phải làm nghề lao động. Dĩ nhiên lương sẽ không được trả cao.
 
Ở Mỹ tôi đã nhìn thấy rất nhiều người cùng thế hệ với tôi trở thành bác sĩ, kỹ sư giúp ích cho đời sống mọi người. Đa số những người qua Mỹ sau này muốn làm giầu nhanh nhưng không chịu học hành.
 
Cũng có nhiều người Việt ở Mỹ từng làm giầu bằng nghề Nail. Tôi không quen biết ai trong ngành này, nhưng theo những nhận xét từ người lớn cho biết, họ kiếm tiền rất dễ dàng . Chính họ tự chọn làm nghề chà chân, sơn móng tay để kiếm tiền, chứ chính phủ Mỹ hay người Mỹ không hề bắt họ làm như vậy. Nghề này ngồi trong bóng mát và không quá khổ cực như những người phải làm việc ở ngoài đồng nhặt trái cây giống như người Mễ, hoặc công nhân sửa đường phố, nên xin đừng than thở. Mỗi lần tôi nghe ai than làm nghề nail thế này thế nọ thì tôi không thể hiểu họ thực sư muốn gì!.
 
Đôi khi họ kiếm nhiều tiền hơn cả những người đã phải bỏ công ra ngồi học 4 năm trong đại học. Những người đi làm cho công ty Mỹ luôn đóng thuế đàng hoàng nhưng họ lại không.
 
Tôi rất ghét những người ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, kiếm tiền từ người Mỹ nhưng luôn chê trách cuộc sống và đất nước Mỹ. Những người chỉ biết đứng núi này trông núi nọ không bao giờ thành công và hài lòng với những gì họ đạt được.. Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì!.
 
Căn cứ theo báo cáo cũng như từng đọc báo chí thì tôi thấy cuộc sống ở VN khó khăn gấp nhiều lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi.
 
Những người giầu bên VN đa số là cán bộ cao cấp, con ông cháu cha hoặc là những người buôn bán, ngoài ra số người nghèo thì vẫn còn rất nhiều.
 
Chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ làm việc cực nhọc nhưng không cảm thấy bị gò bó, muốn nói gì hay đi đâu cũng được.
 
Ngoài ra luật phát của Mỹ luôn được tôn trọng nên ý thức của con người rất cao, còn ở Việt Nam thì luật pháp chẳng bao giờ được người ta thực hành triệt để vì ý thức của người dân quá thấp kém.
 
Người Mỹ rất lịch sự mặc dù có một số người kỳ thị nhưng khi gặp gỡ mình ngoài đường họ luôn nói lời chào hỏi dù không hề quen, điều này khiến cho người Việt ở Mỹ cũng lịch sự theo.
 
Người Việt ở Mỹ rất có lòng tốt đối với thân nhân còn sống ở bên Việt Nam. Dù giầu hay nghèo họ đều cố gắng gởi tiền về VN lo cho gia đình, thử hỏi đa số những người bên VN có dám cho tiền thân nhân của mình hay không khi biết họ nghèo khổ?, giỏi lắm thì chỉ được vài bữa ăn là cùng. Tranh giành nhau từng thước đất, hoặc gia tài thì có rất nhiều.
 
Con cái ở bên Mỹ không bao giờ chờ đợi được chia gia tài từ cha mẹ. Họ tự tạo cho mình một cuộc sống vững chắc riêng.
 
Mỗi người có một cuộc sống đi kèm theo sự thành công hay thất bại. Mỹ chưa phải là thiên đường nhưng nó đã giúp cho người Việt ở đây có rất nhiều cơ hội mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được trừ khi họ có thân nhân làm trong guồng máy chính quyền.
 
Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ nhưng luôn miệng che bôi Mỹ.
 
Tôi rất tự hào khi được sống ở bên Mỹ.
 
(Sưu tầm trên net)

Friday, June 27, 2014

Phong Trào Độc Lập và Sự Phân Hóa của Trung Cộng


Vương Trí Dũng
Hợp rồi tan tan rồi hợp. Đó là quy luật của tự nhiên và xã hội.
Gần đây nhất, Liên bang Xô viết thành lập năm 1922 và tan rã năm 1991.
Năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sáp nhập Tây Tạng Tân Cương Nội Mông trở thành quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới.
Và hiện nay, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhà cầm quyền Trung Cộng là sự tan rã.
Trung Cộng đang đối mặt với phong trào đòi độc lập, ngày một mạnh mẽ, của các khu vực sau đây.

1. Khu Tân Cương
Khu Tân Cương là khu vực nóng bỏng nhất về tinh thần ly khai hiện nay ở Trung Quốc. Tân Cương có truyền thống độc lập lâu đời tách biệt khỏi người Hán. Tân Cương có diện tích 1,6 triệu km vuông, chiếm 1/6 diện tích Trung Quốc. Người Uyghur chiếm đa số ở Tân Cương. Trung Cộng chiếm được Tân Cương phần lớn từ đời nhà Thanh trong thế kỷ 19. Trung Cộng chủ trương tăng nhanh dân số người Hán, từ 7% năm 1949 lên 40% hiện nay.
Trung Cộng đẩy mạnh Hán hóa vùng Tân Cương và đàn áp dã man phong trào đòi độc lập của người Uyghur. Tân Cương sẽ là khu vực đẫm máu của Trung Cộng trong nhiều năm tới.
2. Khu Tây Tạng
Tây Tạng có lịch sử lâu đời và tồn tại các đế chế khác nhau độc lập với người Hán. Tây Tạng có diện tích khoảng 1,3 triệu km vuông chiếm gần 1/7 diện tích Trung Cộng. Tây Tạng bị nhà Thanh thôn tính trong thế kỷ 18. Nhưng năm 1913 lại giành được độc lập. Năm 1951 chính quyền Mao Trạch Đông đã tiến quân vào Tây Tạng, sáp nhập Tây Tạng vào Trung Cộng.
Trung Cộng cũng thực hiện Hán hóa gấp rút vùng Tây Tạng. Người Tạng chỉ có khoảng 6 triệu. Nhưng từ năm 1951 chính quyền Trung Cộng đã đưa ước tính hơn 7 triệu người Hán đến Tây Tạng.
Phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng được tiến hành rộng rãi không ngừng từ sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1959. Cuộc đấu tranh đòi độc lập cho Tây Tạng được nhiều nước phương Tây ủng hộ.
Trung Cộng sẽ phải đối mặt không ngừng với vấn đề độc lập của Tây Tạng.

3. Khu Nội Mông Ninh Hạ
Khu Nội Mông Ninh Hạ có diện tích gần 1.3 triệu km vuông, với dân số hiện nay khoảng 31 triệu người, trong đó người Hán chiếm áp đảo khoảng 80%.
Nội Mông Ninh Hạ trong lịch sử nhiều ngàn năm là các quốc gia khác nhau không thuộc Trung Quốc. Chỉ đến năm 1950, Mao Trạch Đông mới thôn tính hoàn toàn và áp đặt khu Nội Mông Ninh Hạ trong sự cai trị toàn bộ của Trung Quốc.
Với lịch sử độc lập nhiều ngàn năm trước, tuy số dân Mông Cổ và các tộc khác chiếm tỷ trọng ít, nhưng với phong trào ly khai ở các khu vực khác, khu Nội Mông Ninh Hạ cũng luôn tiềm ẩn bùng phát phong trào đấu tranh đòi độc lập khỏi Trung Cộng.

4. Khu Quảng Đông 
Quảng Đông hiện là tỉnh có số dân hơn 105 triệu, đông nhất Trung Cộng và là tỉnh có thu nhập quốc dân lớn nhất Trung Cộng.
Tiếng Quảng Đông rất khác biệt được người Quảng Đông sử dụng ở Trung Cộng và nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Quảng Đông từng được Tôn Trung Sơn dự tính là tiếng chính thức của Trung Cộng. Chỉ từ khi Mao Trạch Đông cầm quyền mới thiết lập được sự thống trị của tiếng Mandarin ở Trung Quốc như hiện nay.
Đề cập đến tiếng nói, văn hóa và kinh tế để thấy rằng khu vực Quảng Đông là một vùng rất đặc biệt và người Quảng Đông không ngừng có tư tưởng độc lập với các tỉnh khác. Chính quyền Bắc Kinh hiện nay đang lo lắng về sự trỗi dậy của Quảng Đông như một “Quốc gia” có tiếng nói, văn hóa khác biệt lâu đời, với một tiềm lực kinh tế hùng mạnh.

5. Khu Quảng Tây Vân Nam
Khu Tự trị người Choang của Quảng Tây, các dân tộc vùng Vân Nam từ xa xưa đều độc lập với vùng Hoa hạ. Bởi vậy, phong trào ly khai luôn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào khi thời cơ đến.
Chưa kể đến vùng Thanh Hải Cam Túc đều thuộc các đế chế khác trước đây, chưa nói đến vùng Tứ Xuyên chuyên mưu đồ riêng cơ nghiệp, chỉ 5 khu vực có phong trào ly khai trực diện và ngấm ngầm nêu trên đã chiếm đến khoảng ½ diện tích Trung Cộng. Đó thực sự là nỗi lo và nỗi sợ hãi lớn nhất của chính quyền bá quyền Trung Cộng.
Tại sao Trung Quốc đang hung hăng?
Sự hung hăng của Trung Cộng hiện nay trên Biển Đông nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, ngoài tham vọng bành trướng quyền lực và xâm chiếm tài nguyên lãnh thổ, còn có một lý do khác, đó chính là đánh lạc hướng dư luận về những khó khăn nội bộ, nhất là phong trào ly khai trực diện của Tân Cương, Tây Tạng và làn sóng ly khai ngầm đang âm ỉ ở Quảng Đông.

Bao giờ thì Trung Quốc bị phân rã?
Phong trào đấu tranh ly khai sẽ không bao giờ ngừng ở Trung Cộng. Những dân tộc có truyền thống độc lập hàng ngàn năm trước khi bị sáp nhập vào Trung Cộng ngày nay, sẽ không bao giờ chịu khuất phục. Họ sẽ không ngừng tranh đấu cho một nền độc lập dân chủ tự quyết của chính dân tộc mình.

Trung Cộng sẽ bị phân rã trong tương lai, khi mà nhân loại càng văn minh dân chủ và khi mà nền dân chủ đích thực toàn thắng ở Trung Cộng.

Biết được kẻ thù của Trung Cộng để xác định đồng minh. Biết được điểm yếu của Trung Cộng để không sợ Trung Cộng.
V.T.D

Hát Cho Biển Đông / Phái đoàn Houston Texas



Kính Thưa quý ông bà cùng anh chị em,
Phái đoàn HOUSTON đi Hoa Thịnh Đốn ngày 4 tháng 7 năm 2014 đang được đồng hương yểm trợ nồng nhiệt....
Sau đây là chương trình ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" tại Hoa Thịnh Đốn ngày 6 tháng 7, 2014:
[11:00 AM - 11:45 AM]
Biểu tình trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng
Địa điểm: 3505 International Pl NW, Washington, DC 20008


[12:00 PM - 12:45 PM]
Biểu tình tại Tòa Đại Sứ CSVN
Địa điểm: Sheridan Circle, Washington DC 20008

[1:00 PM - 4:00 PM]
Đại Nhạc Hội “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”

Chương trình miễn phí ngoài trời có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA như:
Ns. Trúc Hồ, Nguyên Khang, Y Phương, Lâm Thuý Vân, Lâm Nhật Tiến, Đan Nguyên, Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi, Đặng Thế Luận, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Anh Thư, Nga My, Ngọc Minh, cùng các xướng ngôn viên Đài Truyền Hình SBTN như Diệu Quyên, Mai Phi Long, và Victoria Tố Uyên
Địa điểm: 1455 Pennsylvania Ave NW, Washington DC

[4:00 PM - 5:00 PM]
Tuần hành ngang qua Tòa Bạch Ốc.

Phái đoàn sẽ rời Hoa Thịnh Đốn vào lúc 6 giờ cùng ngày (Chúa nhật 6 tháng 7 năm 2014) và trở về Houston khoảng chiều hôm sau (Thứ Hai, 7/7/2014).
Hẹn gặp các bạn !
Quí vị nào muốn đi cùng phái đoàn hOUSTON xin vui lòng đóng góp $200.00/người, càng sớm càng tốt, vị nào ghi danh đóng tiền trước sẽ được ưu tiên.
Xin gọi cho chúng tôi:
ĐẶNG QUỐC VIỆT (832- 670-5313)
ĐÀO VĂN THẢO (
713-231-4425)
LÊ VĂM SANH (281-536-54830
NGUYỄN THỰC (
832-287-5408)
TRỊNH DU (
713-253-2110)
Hoặc là đến Nhà thuốc HOA ĐÀ (đối diện Khu thương mại Hongkong 4),
Hoặc đến đài BYN-TV 57.3 (Trong khu thương mại LINH QUY, kế bên KT Printing)

Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt / Tướng Lãnh gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ

Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt 

Truyền Thống Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ

 Lt. Gen. Mark A. Milley, commander of III Corps and Fort Hood shakes hands with Col. Viet Luong, rear detachment commander of the 1st Cavalry Division as his wife Kimberly looks on during a ceremony as the 1st Cavalry Division prepares for their deployment to Afghanistan, Wednesday, June 18, 2014 at Cooper Field at Fort Hood.




Trực thăng vận SĐ1 Kỵ Binh trong Chiến tranh Việt Nam 


Current structure


On 15 July 2005, the 1st Cavalry Division transitioned to the Unit of Action modified table of organization and equipment (MTOE). No longer are battalion-sized elements made up purely of armor and/or infantry battalions. Brigades are now composed of combined arms battalions (CAB), meaning every maneuver battalion combines infantry and armor, excluding the brigade reconnaissance squadrons.


OrBat of the 1st Cavalry Division

1st Cavalry Division consists of the following elements



the 1st Cavalry Division's Combat Aviation Brigade performs a mock charge with the horse detachment.


The division is supported by the 4th Sustainment Brigade at Fort Hood. The 4th Brigade Combat Team "Long Knife" inactivated in October 2013: the Special Troops Battalion, 4th BCT; the 5th Battalion, 82nd Artillery; and 27th Brigade Support Battalion were inactivated with some of the companies of the latter two used to augment artillery and support battalions in the remaining three BCTs. The 1st Squadron, 9th Cavalry joined the 2d Brigade Combat Team, the 2d Battalion, 7th Cavalry joined the 3d Brigade Combat Team and the 2d Battalion, 12th Cavalry joined the 1st Brigade Combat Team.


Sư đoàn 1 Không kỵ[1]
1st Cavalry Division - Shoulder Sleeve Insignia.svg
Phù hiệu sư đoàn
Hoạt động 13 tháng 9, 1921 - nay
Quốc gia Cờ của Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Quân chủng Quân thường trực
Phân loại Kỵ binh
Quy mô 16.700 quân
Bộ phận của Quân đoàn III Hoa Kỳ
Bộ chỉ huy Fort Hood, Texas
Đặt tên theo St George
Khẩu hiệu Live the Legend
Màu sắc Đen & vàng
Hành khúc Garry Owen
Linh vật Thần mã Pegasus
Tham chiến Thế chiến thứ hai Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch Bão táp Sa mạc Chiến dịch Tự do Iraq
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện thời
Thiếu tướng Daniel P. Bolger
Chỉ huy
nổi tiếng
Adna R. Chaffee, Jr. Walter C. Short Robert M. Shoemaker Wesley K. Clark George William Casey, Sr. Eric K. Shinseki

Lịch sử thành lập

Sư đoàn được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1921, với 7.463 sĩ quan và binh lính, tổ chức ban đầu như sau:

  • Chỉ huy sở (34 người)
  • 2 Lữ đoàn Kỵ binh (2,803 người mỗi Lữ đoàn)
  • Tiểu đoàn pháo dã chiến (790 người)
  • Tiểu đoàn Kỹ thuật (357 người)
  • Ban Vận tải quân nhu (276 người)
  • Đại đội đặc nhiệm (337 người)
  • Đại đội Quân y (63 người)
Trong một thời gian dài, tổ chức của Sư đoàn thay đổi nhiều lần. Mãi đến ngày 1 tháng 12 năm 1938, trước nguy cơ chiến tranh xảy ra, Sư đoàn được tổ chức lại để đáp ứng mô hình thời chiến, với quân số 10.680 quân nhân.


Chiến tranh Việt Nam

Trong lúc tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, sư đoàn không còn là một đơn vị bộ binh thông thường mà trở thành sư đoàn cơ động trên không, thường được biết đến là Sư đoàn Không kị số 1 (1st Air Cavalry Division), sử dụng trực thăng làm phương tiện vận chuyển quân. Danh xưng đơn vị và màu của sư đoàn được chuyển cho Sư đoàn Không kị số 11 lúc đó đóng quân ở Căn cứ Benning, tiểu bang Georgia vào tháng 7 năm 1965, và rồi bắt đầu di chuyển đến Trại Radcliffe, An Khê, Việt Nam trong tháng đó. Cùng với Sư đoàn Dù số 101, sư đoàn đã sử dụng hoàn hảo chiến thuật và học thuyết mới trong việc hành quân đổ quân bằng trực thăng trong năm năm sau đó tại Việt Nam.
Chiến dịch chính đầu tiên của sư đoàn là ở Pleiku. Trong chiến dịch đó, sư đoàn đã tiến hành liên tục 35 ngày hành quân đổ bộ bằng trực thăng. Trận đánh mở màng là ở trận Thung lũng Ia Drang, được diễn tả trong cuốn sách We Were Soldiers Once...And Young cũng là nôi dung cuốn phim của Mel Gibson We Were Soldiers. Đơn vị cũng nhận được tưởng thưởng Presidential Unit Citation đầu tiên được trao cho một sư đoàn trong Chiến tranh Việt Nam.
Phần lớn thời gian năm 1967 của sư đoàn là Chiến dịch Pershing. Đây là chiến dịch tìm diệt trên một số vùng rộng lớn nằm trong Vùng 2 chiến thuật với kết quả là tiêu diệt 5.400 và bắt sống 2.000 quân địch. Sư đoàn tái phối trí đến trại Evans, phía bắc Huế nằm trong Vùng chiến thuật 1 thuộc quân khu 1 trong suốt thời gian Tết Mậu Thân 1968, tham gia tái chiếm Quảng Trị và Huế. Sau trận đánh dữ dội tại Huế, sư đoàn nhanh chóng đến cứu viện các đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ bị bao vây tại căn cứ Khe Sanh vào tháng 3 năm 1968. Sư đoàn tham gia các chiến dịch giải tỏa chính tại thung lũng A Shau từ giữa tháng tư cho đến giữa tháng 5 năm 1968. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1968 sư đoàn tham gia vào các sứ mệnh phục vụ y tế và bình định tại các địa phương trong Quân khu 1.
Vào tháng 8 năm 1968, sư đoàn dời về phía nam Vùng chiến thuật 3 thuộc Quân khu 3, phía tây bắc Sài Gòn, nằm cạnh vùng biên giới với Campuchia. Tháng 5 năm 1970, sư đoàn là một trong số các đơn vị của Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia, và rút khỏi Cambodia vào ngày 29 tháng 6. Về sau đó sư đoàn chỉ giữ nhiệm vụ phòng thủ trong lúc quân đội Hoa Kỳ tiếp tục rút quân khỏi Việt Nam.


Các đời chỉ huy[2]

  • Thiếu tướng Robert L. Howze Tháng 9, 1921 - Tháng 6, 1925
  • Chuẩn tướng Joseph C. Castner Tháng 6, 1925 - Tháng 1, 1926
  • Thiếu tướng Edwin B. Winaus Tháng 1, 1926 - Tháng 10, 1927
  • Chuẩn tướng Samuel D. Rockenback Tháng 10, 1927 - Tháng 11, 1927
  • Thiếu tướng George Van Horn Moseley Tháng 11, 1927 - Tháng 9, 1929
  • Chuẩn tướng Charles J. Symmonds Tháng 9, 1929 - Tháng 10, 1930
  • Chuẩn tướng George C. Barnhardt Tháng 10, 1930 - Tháng 12, 1930
  • Thiếu tướng Ewing E. Booth Tháng 12, 1930 - Tháng 3, 1932
  • Chuẩn tướng Walter C. Short Tháng 3, 1932 - Tháng 3, 1933
  • Thiếu tướng Frank R. McCoy Tháng 3, 1933 - Tháng 10, 1933
  • Chuẩn tướng Walter C. Short Tháng 10, 1933 - Tháng 4, 1934
  • Chuẩn tướng Hamilton S. Hawkins Tháng 4, 1934 - Tháng 9, 1936
  • Chuẩn tướng Francis Le J. Parker Tháng 9, 1936 - Tháng 10, 1936
  • Thiếu tướng Ben Lear Tháng 10, 1936 - Tháng 11, 1938
  • Thiếu tướng Kenyon A. Joyce Tháng 11, 1938 - Tháng 10, 1940
  • Thiếu tướng Robert C. Richardson, Jr. Tháng 10, 1940 - Tháng 2, 1941
  • Thiếu tướng Innis Palmer Swift Tháng 2, 1941 - Tháng 8, 1944
  • Thiếu tướng Verne D. Mudge Tháng 8, 1944 - Tháng 2, 1945
  • Chuẩn tướng Hugh F. T. Hoffman Tháng 2, 1945 - Tháng 7, 1945
  • Thiếu tướng William C. Chase Tháng 8, 1945 - Tháng 2, 1949
  • Chuẩn tướng William B. Bradford Tháng 2, 1949 - Tháng 2, 1949
  • Thiếu tướng John M. Devine Tháng 2, 1949 - Tháng 8, 1949
  • Chuẩn tướng Henry I. Hodes Tháng 8, 1949 - Tháng 9, 1949
  • Thiếu tướng Hobart R. Gay Tháng 9, 1949 - Tháng 2, 1951
  • Thiếu tướng Charles D. Palmer Tháng 2, 1951 - Tháng 7, 1951
  • Thiếu tướng Thomas L. Harrold Tháng 7, 1951 - Tháng 3, 1952
  • Thiếu tướng Arthur G. Trudenu Tháng 3, 1952 - Tháng 3, 1953
  • Chuẩn tướng William J. Bradley Tháng 3, 1953 - Tháng 4, 1953
  • Thiếu tướng Joseph P. Cleland Tháng 5, 1953 - Tháng 6, 1953
  • Thiếu tướng Armistead D. Mead Tháng 6, 1953 - Tháng 12, 1954
  • Chuẩn tướng Orlando C. Troxel Jr. Tháng 12, 1954 - Tháng 5, 1955
  • Thiếu tướng Edward J. McGraw Tháng 5, 1955 - Tháng 11, 1956
  • Thiếu tướng Edwin H. J. Carns Tháng 11, 1956 - Tháng 8, 1957
  • Thiếu tướng Ralph W. Zwicker Tháng 10, 1957 - Tháng 1, 1958
  • Thiếu tướng George E. Bush Tháng 1, 1958 - Tháng 4, 1959
  • Thiếu tướng Charles E. Beauchamp Tháng 4, 1959 - Tháng 5, 1960
  • Thiếu tướng Charles G. Dodge Tháng 5, 1960 - Tháng 12, 1960
  • Thiếu tướng Frank H. Britton Tháng 12, 1960 - Tháng 7, 1961
  • Thiếu tướng James K. Woolnough Tháng 7, 1961 - Tháng 9, 1962
  • Chuẩn tướng D.C. Clayman Tháng 9, 1962 - Tháng 10, 1962
  • Thiếu tướng Clifton F. Von Kann Tháng 10, 1962 - Tháng 6, 1963
  • Chuẩn tướng Charles P. Brown Tháng 6, 1963 - Tháng 8, 1963
  • Thiếu tướng Chas F. Leonard Jr. Tháng 8, 1963 - Tháng 10, 1964
  • Thiếu tướng Hugh Exton Tháng 10, 1964 - Tháng 6, 1965
  • Thiếu tướng Harry W. O. Kinnard Tháng 7, 1965 - Tháng 5, 1966
  • Thiếu tướng John Norton Tháng 5, 1966 - Tháng 3, 1967
  • Thiếu tướng John J. Tolson Tháng 3, 1967 - Tháng 8, 1968
  • Chuẩn tướng Richard L. Irby Tháng 8, 1968 - Tháng 8, 1968
  • Thiếu tướng George T. Forsythe Tháng 8, 1968 - Tháng 4, 1969
  • Thiếu tướng E. B. Roberts Tháng 5, 1969 - Tháng 5, 1970
  • Thiếu tướng George William Casey Tháng 5, 1970 - Tháng 7, 1970
  • Thiếu tướng George W. Putnam Tháng 8, 1970 - Tháng 5, 1971
  • Thiếu tướng James C. Smith Tháng 5, 1971 - Tháng 1, 1973
  • Thiếu tướng Robert M. Shoemaker Tháng 1, 1973 - Tháng 2, 1975
  • Thiếu tướng Julius W. Becton, Jr. Tháng 2, 1975 - Tháng 11, 1976
  • Thiếu tướng W. Russell Todd Tháng 11, 1976 - Tháng 11, 1978
  • Thiếu tướng Paul S. Williams Jr. Tháng 11, 1978 - Tháng 11, 1980
  • Thiếu tướng Richard D. Lawrence Tháng 11, 1980 - Tháng 7, 1982
  • Thiếu tướng Andrew P. Chambers Tháng 7, 1982 - Tháng 6, 1984
  • Thiếu tướng Michael J. Conrad Tháng 6, 1984 - Tháng 6, 1986
  • Thiếu tướng John J. Yeosock Tháng 6, 1986 - Tháng 5, 1988
  • Thiếu tướng William F. Streeter Tháng 5, 1988 - Tháng 7, 1990
  • Thiếu tướng John H. Tilelli, Jr. Tháng 7, 1990 - Tháng 7, 1992
  • Thiếu tướng Wesley K. Clark Tháng 7, 1992 - Tháng 3, 1994
  • Thiếu tướng Eric K. Shinseki Tháng 3, 1994 - Tháng 7, 1995
  • Thiếu tướng Leon J. LaPorte Tháng 7, 1995 - Tháng 7, 1997
  • Thiếu tướng Kevin P. Byrnes Tháng 7, 1997 - Tháng 10, 1999
  • Thiếu tướng David D. McKiernan Tháng 10, 1999 - Tháng 10, 2001
  • Thiếu tướng Joe Peterson Tháng 10, 2001 - Tháng 8, 2003
  • Thiếu tướng Peter W. Chiarelli Tháng 8, 2003 - Tháng 11, 2005
  • Thiếu tướng Joseph F. Fil Jr. Tháng 11, 2005 - Tháng 2, 2008
  • Chuẩn tướng Vincent K. Brooks (quyền Tư lệnh) Tháng 2 - Tháng 4, 2008
  • Thiếu tướng Daniel P. Bolger Tháng 4, 2008 – nay


Unit decorations

Ribbon Award Year Notes
Presidential Unit Citation ribbon.svg Presidential Unit Citation (Army)
Pleiku Province
Valorous Unit Award ribbon.svg Valorous Unit Award (Army)
Fish Hook
Meritorious Unit Commendation ribbon.svg Meritorious Unit Commendation (Army)
Southwest Asia
Philippines Presidential Unit Citation.png Philippine Republic Presidential Unit Citation 1944–1945
Korean Presidential Unit Citation.png Republic of Korea Presidential Unit Citation (Army)
Waegwan–Taegu
Greek Cross of Valour ribbon.png Gold Cross of Valour (Greece) 1955 Korea
Gallantry Cross Unit Citation.png Republic of Vietnam Cross of Gallantry, with Palm 1965–1969 For service in Vietnam
Gallantry Cross Unit Citation.png Republic of Vietnam Cross of Gallantry, with Palm 1969–1970 For service in Vietnam
Gallantry Cross Unit Citation.png Republic of Vietnam Cross of Gallantry, with Palm 1970–1971 For service in Vietnam
Civil Action Unit Citation.png Republic of Vietnam Civil Action Unit Citation 1969–1970 For service in Vietnam