Lễ tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, ngày 2 tháng 11 năm 1971.
Đời một Tổng thống
Trong
khoảng những năm gần đây, cái tên “Ngô Đình Diệm” đang ngày càng được
luận bàn nhiều hơn sau thời gian dài bị quên lãng. Còn rất nhiều điều để
nói về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, dù khen hay chê. Nhằm cung cấp cho
quý độc giả cái nhìn đa diện hơn về nhân vật lịch sử này, nhóm biên tập
TTXVA trình bày dưới đây tập sách ảnh Đời một Tổng thống của tác
giả Minh Hùng.
Có rất ít thông tin về tác giả cuốn sách Đời một Tổng thống, chỉ biết Minh Hùng chỉ là bút danh. Tên thực của tác giả là Nguyễn Văn Bảo, Trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng là thành viên của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống
Phủ (Presidential Guards Unit) thời Đệ nhất Cộng hòa
(1955 – 1963). Trong cuốn sách, ông tự xưng là “người lính thành Cộng Hòa”.
Trước khi quý độc giả dõi theo tập sách nhỏ này, nhóm biên tập TTXVA có đôi lời như sau :
- Thứ nhất, độc giả hoàn toàn có thể an tâm rằng, nội dung cuốn sách
không bị bất kỳ thế lực chính trị nào can thiệp và mục đích của nó cũng
không nhằm mưu cầu chính trị. Lời lẽ trong cuốn sách phát xuất từ quan
điểm cá nhân, dẫu nhiều chỗ còn thiếu khách quan nhưng cũng khó mà coi
là “động cơ không trong sáng”. Cùng với “Làm thế nào để giết một Tổng
thống” và “Ai giết anh em Ngô Đình Diệm”, cuốn sách này thuộc về số ít
những ấn phẩm lên tiếng bênh vực cho nền cai trị của anh em Ngô Tổng
thống.
-
Thứ hai, cuốn sách này là dấu hiệu cho thấy, nền Đệ nhị Cộng hòa (1967 –
1975) đảm bảo quyền tự do – dân chủ tốt hơn các chính thể đã ra đời
trước đó và ngay cả hiện nay. Gọi là “tự do – dân chủ” vì nó tôn trọng
quyền nêu chính kiến và quyền khác biệt chính kiến. Cuốn sách Đời một Tổng thống
được xuất bản ngày 13 tháng 8 năm 1971 tại Sài Gòn (bấy giờ là thủ đô
Việt Nam Cộng hòa), trước đó một năm còn cuốn “Làm thế nào để giết một
Tổng thống” của các tác giả Lương Khải Minh (tức bác sĩ Trần Kim Tuyến)
và Cao Vị Hoàng (tức sử gia Cao Thế Dung) ; những cuốn sách này không hề
bị cấm cản, tác giả của chúng cũng không bị nhà chức trách gây khó dễ,
mặc dù dư luận Việt Nam
Cộng hòa sau năm 1963 coi chính thể Đệ nhất Cộng hòa là độc tài và gọi
là “chế độ Diệm-Nhu” với hàm ý mỉa mai. Cũng lưu ý rằng, vào năm 2003,
cuốn sách “Ai giết anh em Ngô Đình Diệm” của tác giả Quốc Đại (giấy phép
xuất bản số 299/97-CXB, nhà xuất bản Thanh Niên) từng bị đình chỉ phát
hành với lý do “mang tư tưởng phù Ngô, chống Cộng”. Đây là quan điểm của
bà Nguyễn Thị Sánh (Trưởng phòng Quản lý Xuất bản thuộc Cục Xuất bản,
Bộ Văn hóa – Thông tin) về sự việc : “Biên
soạn Quốc Đại là một trong hai tác giả của cuốn “Làm thế nào để giết
một Tổng thống” cũ, đồng thời cũng là người đã viết rất nhiều sách về
Trần Lệ Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… Về mặt quy trình thì Nhà
xuất bản Thanh Niên đã làm
rất kỹ lưỡng, nhưng cũng có điểm sai là đề cao gia đình họ Ngô. Cục
Xuất bản đã nhắc nhở Nhà xuất bản Thanh Niên về thời điểm ra sách“.
Thế đấy, việc ấn hành các sách ngợi ca Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và
Đảng Cộng sản thì không những được khuyến khích mà còn hỗ trợ về tài
chính cũng như truyền thông, còn xuất bản sách viết về các nhân vật – sự
kiện lịch sử khác thì bị vùi dập.
Sau đây là nội dung cuốn sách Đời một Tổng thống :
No comments:
Post a Comment