Trung Quốc từ ngàn xưa vẫn coi
Việt Nam là một vùng phiên thuộc.Tư tưởng Đại Hán đó còn tồn tại đến ngày nay mặc dầu được che đậy dưới lời dụ dỗ “16 chữ vàng” gian xảo. Kể
từ bước quy phục Thành Đô năm 1990, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã phải
ngậm đắng nuốt cay vì những hành động xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của
Bắc Kinh bằng cả sức mạnh mềm lẫn sức mạnh cứng. Sự lựa chọn sai lầm
này đã làm cho dân tộc nghi kỵ về lòng yêu nước của những người tự cho
là có độc quyền lãnh đạo.
Sự
lầm lỡ đó đang đưa dân tộc đến bờ vực thẳm của đại họa tự tiêu vong.
Vấn đề sinh tử bây giờ là phai nhận định rằng quyền lợi của Đảng và
quyền lợi của dân tộc không là những quyền lợi song hành. Cho nên vào
lúc này, cứu Đảng không phải là cứu dân tộc.
Ngày
xưa, Việt Nam phải dựa vào Trung
Quốc để tồn tại là vì ở thế bắt
buộc, không có chọn lựa nào khác. Ngày nay, thời thế đã đổi thay, dân
tộc có nhiều lựa chọn. Bản năng sinh tồn chỉ ra rằng phải liên kết với
kẻ mạnh. Và liên kết với kẻ mạnh giờ đây là liên kết với Hoa Kỳ và từ
giã hàng ngũ Xã Hội Chủ Nghĩa tàn rụi của Bắc Kinh. Phải từ giã là vì
tình nghĩa đồng minh cộng sản đã thực sự chấm dứt. Còn lại chỉ là tham
vọng nấp sau chủ nghĩa bá quyền.
Đầu
tháng 5/2014, Trung
Quốc đã mang giàn khoan dầu HD 981 xâm phạm hải phận của Việt Nam. Giàn
khoan này được 134 chiếc tầu ngụy trang thành tầu đánh cá bảo vệ không
cho tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam đến gần làm nhiện vụ. Có tin nói rằng hai
tầu Cảnh Sát Biển Việt Nam đã bị tầu Trung Quốc đâm chìm.
Dọc
theo biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã tập trung khoảng 300.000 quân
với 1200 xe tăng và 3000 xe bọc thép để uy hiếp. Các trang
mạng và báo chí Trung
Quốc đã công khai viết những lời hăm dọa cho Việt Nam một bài học thứ
hai. Rõ ràng là Bấc Kinh đang chuẩn bị tư tưởng cho một cuộc xâm lăng
mới vào lãnh thổ Việt Nam.
Nhửng
ai quan tâm đến số phận của dân tộc, chắc không thể ngồi yên trước các
biến động nói trên. Những đoạn viết sau đây xin được góp thêm một vài ý
kiến để luận bàn thời sự.
Một cái nhìn vào thế giới sau Chiến Tranh Lạnh
Từ
sau Chiến Tranh Lạnh, quan tâm chính yếu của Hoa Kỳ là làm sao giữ được
vị thế bá chủ lâu dài trên thế giới. Tĩnh trạng này sẽ trở thành sự
thật nếu Koa Kỳ có thể đóng trụ được một cách thường xuyên trên lục địa
Âu-Á (Eurasia) và đặc biệt là tại vùng Đông Á. Lịch sử đã chỉ ra rằng
những lực lượng khuynh đảo thế giới thường chỉ xuất hiện tại lục địa lớn
nhất hoàn cầu này. Do đó, Hoa Kỳ phải tìm cách không cho một lực lượng
khuynh đảo nào xuất hiện tại đây.
Để
được như vậy Hoa Kỳ đã áp dụng hai sách lược. Sách lược thứ nhất là tạo
thế quân bình lực lượng trường cửu giữa Tây Bán Cầu và lục địa Âu–Á, và
giữa các quốc gia của lục địa Âu-Á với nhau. Sau Thế Chiến II, sách
lược này đem áp dụng tại Âu Châu và Đông Á, đã mang lại kết qủa là cả
hai vùng đã phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.
Sách
lược thứ hai là chia sẻ trách nhiệm quản lý những công việc chung của
thế giới với Trung Quốc và Nhật Bản. Sách lược này, áp dụng từ sau khi
Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, gần đây đã gặp trở ngại vì tham vọng “lưỡi
bò” tại Biển Đông của Bắc Kinh.
Biển
Đông có một vị trí thiết yếu trong chiến lược an ninh của Mỹ. An ninh
Biển Đông hệ trọng không chỉ đối với Đông Nam Á mà đối với cả những đồng
minh của Hoa Kỳ ở vùng Bắc Á. Từ 56% đến 60% hàng hóa chuyên chở bằng
đường biển mỗi năm đều đi qua vùng này, trong đó 90% là dầu lửa cho Đài
Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nếu
Trung Quốc không
ý thức được trách nhiệm của
mình mà cứ tiếp tục đe dọa gây hấn thì tình trạng mất an ninh tại vùng
biển nói trên không thể nào chấp nhận được. Do đó Hoa Kỳ quyết định phải
điều chỉnh chiến lược.
Trong
ý hướng này Washington chú trọng đến khối ASEAN, và trong khối ASEAN
đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Mỹ sẽ tìm hết cách để tạo khối ASEAN
thành một lực lượng có khả năng giữ vững tình trạng “quân bình” tại vùng
Á
Châu-Thái Bình Dương
và xem Việt Nam như cửa ngõ để quay lại vùng này.
Đề nghị trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ.
Nhìn
vào khu vực Biển Đông, Washington thấy phải kết thân với Việt Nam để
thực hiện chiến lược mới của Mỹ, cũng như trong dĩ vãng họ đã kết thân
với Trung Quốc để cô lập Liên Xô và làm cho đế quốc này sụp đổ.
Hoa
Kỳ nhận xét thấy mỗi khi Hà Nội thay đổi định hướng đối ngoại thì toàn
bộ hệ thống chính trị của vùng Á Châu-Thái Bình Dương cũng thay đổi.
Chẳng hạn như, sau năm 1975 khi Hà Nội thân thiện với Moscow và chống
Bắc Kinh thì Liên Xô đã nhận được một số điều kiện rất thuận lợi để thực
hiện ý đồ thống trị vùng đất Đông Dương. Ngày nay, việc Hà Nội quy phục
Bắc Kinh trở lại, đã giúp Trung Quốc gây áp lực càng ngày càng lớn đối
với toàn vùng Đông Nam Á.
Trước
áp lực của Bắc Kinh, tất cả các quốc gia trong vùng hiện đang cần sự
giúp đỡ của Washington, và trong số các quốc gia này Việt Nam đứng đầu
sổ. Đối với Việt Nam đây là một nguyện vọng thiết tha mong muốn trở
thành sự thật. Rất may là vào lúc này quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ
lại là những quyền lợi song hành.
Trên
đất liền, khi Hoa Kỳ đòi Thái Lan cắt đứt mọi viện trợ cho Khmer Đỏ thì
Bangkok rất phẫn nộ nhưng Hà Nội lại rất bằng lòng vì như thế vấn đề an
ninh biên giới phía Tây của Việt Nam được bảo đảm hơn. Trên quần đảo
Trường Sa, mặc dầu sung đột bằng hải lực chưa xảy ra, nhưng nếu để Việt
Nam hoàn toàn lép vế trong tranh chấp thì như thế có nghĩa là Trung Quốc
không còn gặp trở ngại nào nữa trong việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Cho nên qua lời nói hay bằng hành động, Hoa Kỳ nhất thiết phải yểm trợ
Việt Nam.
Để
Hoa Kỳ có thể làm được việc này, Hà Nội phải mở cửa đón nhận đồng minh
chiến lược. Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Á Châu-Thái Bình Dương chắc chắn
sẽ làm tăng giá trị thương thuyết song phương hoặc đa phương của Hà Nội
và ASEAN với Trung Quốc. Không những thế, sự hiện diện này còn khuyến
khích Nhật Bản nỗ lực nhiều hơn trong việc kiểm soát và bảo vệ những hải
lộ quan trọng trong vùng.
Washington
đã yêu cầu hợp tác, không còn úp mở. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã công
khai trao trách nhiệm và hối thúc: “Tôi nghĩ rằng trước hết Việt Nam
phải tự quyết định Việt Nam muốn gì, rồi cần làm gì. Vì việc trờ thành
một nước có vai trò lãnh đạo toàn cầu không chỉ đem lại lợi ích mà còn
mang lại trách nhiệm cho Việt Nam. Việt Nam phải quyết định là Việt Nam
có muốn cái quyền lợi đó và cái trách nhiệm đó hay không.”
Hoa
kỳ biết rõ là trong giới lãnh đạo tại Hà Nội, nhiều người vẫn còn sợ Mỹ
lật đổ chế độ. Cho nên Washington đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là họ
hoàn toản công nhận chính phủ Việt Nam và sẽ phản đối bất cứ lực lượng
nào muốn sử dụng vũ lực lật đổ chính phủ này. Để thuyết phục Việt Nam
Hoa Kỳ còn đưa ra một món qùa mà Việt Nam không thể nào từ khước.
Đề nghị cho Việt Nam vũ khí nguyên tử.
Ai
cũng biết là trong Chiến Tranh Lạnh nhờ có sức răn đe của bom nguyên tử
mà chiến tranh nóng đã không xảy ra. Điển hình nhất là vụ phong tỏa
Cuba của Hoa Kỳ năm 1962 buộc Liên Xô phải tháo gỡ những hỏa tiễn mang
đầu đạn hạt nhân. Năm 1973 tại Trung Đông, chiến tranh giữa Do thái và
Ai Cập cũng sớm kết thúc khi Ai Cập biết là Do Thái có bom nguyên tử
nhưng chưa công bố. Vụ tranh chấp vùng Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan
cũng không nổ lớn vì cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân.
Điều
mà ít người biết là gần đây sức răn đe của bom nguyên tử đã bị Trung
Quốc dùng làm lợi khí hăm dọa (blackmail) Hoa Kỳ. Một blogger Trung Hoa
tên Yang Heng Jun đã bỗng nhiên nổi tìếng vì bài viết “Tại sao Trung
Quốc lại cần Bắc Triều Tiên”.
Yang
Heng Jun
tiết lộ rằng Trung Quốc đã phải chịu tốn kém nuôi dưỡng Bắc
Triều Tiên trong một thời gian dài chỉ vì sợ phản ứng bất trắc của tên
chủ tịch nửa điên nửa khùng Kim Chính Nhật với mấy trái bom nguyên tử
của hắn. Mỗi lần Kim Chính Nhật nổi cơn điên hăm dọa cho Nam Hàn và Nhật
Bản nếm bom nguyên tử thì một trăm ngàn quân Hoa Kỳ trú đóng tại các
vùng lân cận lại hốt hoảng chuẩn bị tác chiến và mất ăn mất ngủ. Và mỗi
lần như thế Bắc Kinh lại được Washington ve vãn để nhờ khuyên can Bình
Nhưỡng đừng làm bậy. Lâu dần, trò chơi này đối với Trung Quốc trở thành
thú vị vì nhờ nó mà Trung Quốc tạo được thêm nhiều uy tín trên bàn cờ
chính trị thế giới. Cho nên Trung Quốc tiếp tục giữ nó làm lợi khí
blackmail đối với Hoa Kỳ.
Bắc
Kinh cũng chú ý đến một số cử chỉ và lời nói của Tổng Thống Mỹ Obama.
Từ ngày lên nắm chính quyền, đi đâu Obama cũng cúi rạp người để chào các
vị nguyên thủ quốc gia khác, một cử chỉ được đánh giá như đã phương hại
đến danh dự của Hoa Kỳ trên vị thế bá chủ hoàn cầu. Đi đâu ông cũng xin
lỗi về những cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tiến hành trong dĩ vãng và phủ
nhận danh hiệu “đại cường quốc” của quốc gia ông.
Những
biểu hiện nói trên cộng với tình trạng sa lầy trong chiến tranh Irak và
món nợ mấy trăm tỷ Mỹ kim vì kinh tế suy thoái đã làm Bắc Kinh tin rằng
Hoa Kỳ đang rất sợ chiến tranh. Đệ Thất Hạm Đội hùng mạnh thật nhưng
hùng khí dân tộc không có trong lúc này. Vì thế Bắc Kinh đã triển khai
một chiến lược thăm dò trên Biển Đông để đo lường phản ứng của Hoa Kỳ.
Một
mặt, Bắc Kinh dùng Kim Chính Nhật dọa nạt khiến Hoa Kỳ và đồng minh
hoảng sợ. Mặt khác, Bắc Kinh ngụy trang tàu chiến thành tàu buôn uy hiếp
ngư dân Việt Nam, dùng các hạm đội mới thành lập đánh đắm các tàu nhỏ
hơn của Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Nam Dương, quấy nhiễu những tầu không
vũ trang của Mỹ trên vùng biển quốc tế. Trước phản ứng yếu ớt của
Washington, Bắc Kinh liền cho công bố bàn đồ “lưỡi bò” và chính thức
tuyên bố Biển Đông là vùng “quyền
lợi cốt lõi” của Trung Quốc.
Trước
những hành động khiêu khích đó, Ngũ Giác Đài được lệnh nghiên cứu khả
năng chiến tranh của Trung Quốc. Sau một năm nghiên cứu, báo cáo cho
biết rằng, không lực Hoa Kỳ tại các căn cứ Guam và Okinawa vượt trội quá
xa không lực của cả ba nước Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên gộp lại.
Các không lực chậm tiến này hiện nay chưa có loại Radar B2 và các chiến
đấu cơ
tàng hình F15, F18 và F 22. Họ cũng không có những vũ khí dùng sức
mạnh của các tia Laser và Microwave nhanh như ánh sáng để tiêu diệt
trong nháy mắt hỏa tiễn của đối phương. Kết luận của báo cáo là: “Trung
Quốc chưa thể tiến hành chiến tranh với Hoa kỳ”.
Căn
cứ vào báo cáo nói trên, ngày 23/7/2010, ngoại trưởng Hillary Clinton
đã đi Hà Nội phó hội và tại diễn đàn ARF những lời tuyên bố của bà đã
mang lại niềm tin cho toàn khối ASEAN. Riêng đối với Việt Nam bà đã
tặng một món qùa qúy
giá mà những người cộng sản Việt Nam khó lòng từ khước: sự chuyển giao
kỹ thuật nguyên tử.
Sự
chuyển giao này đã được tướng cộng sản Nguyễn Chí Vịnh nhanh chóng ký
kết với nhà ngoại giao Robert Scher của Mỹ vào ngày 3/8/2010. Thỏa ước
được báo Wall Street công bố cho toàn thế giới biết không chậm trễ.
Đòn
ngoại giao nói trên được coi như nòng cốt trong chiến sách “quân bình
lực lượng” của Hoa Kỳ tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Phải nhìn nhận là
Hoa Kỳ đã đánh một đòn vô cùng ngoạn mục vì đối với Việt Nam thì chỉ
bằng cách này Việt Nam mới có bình đẳng và hòa bình với Trung Quốc. Chỉ
trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ Việt Nam mới có khả năng tự vệ
trước kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc. Đó là sự thật không thể chối
cãi.
Những cơ hội liên kết với kẻ mạnh bị bỏ lỡ
Nếu
Hồ Chí Minh không phải là cấp thừa hành ăn lương của Quốc Tễ Cộng Sản
thì Việt Nam đã tránh được biết bao cảnh cốt nhục tương tàn gây nên hận
thù truyền kiếp trong lòng dân tộc. Riêng Hồ đã bỏ lỡ hai cơ hội có thể
tránh cho dân tộc những thảm cảnh chết chóc đau thương kéo dài nhiều
thập kỷ.
Cơ
hội thứ nhất xảy ra vào giai đoạn kết thúc Thế Chiến II. Vào dịp này,
những người Mỹ OSS (Office Of Strategic Services) sang giúp Việt Minh đã
đề nghị bỏ cở đỏ sao vàng nhưng bị Hồ Chí Minh từ chối. Nếu Hồ chấp
thuận thì một Ủy Ban Uỷ Trị LHQ đã tạm thời quản lỹ đất nước giúp Việt
Nam trở thành một quốc gia dân chủ và Pháp không có cơ hội quay trở lại
Đông Dương.
Cơ
hội thứ hai xảy ra vào năm 1956 nhân dịp Đại Hội 20 Đảng Cộng Sản Liên
Xô họp vào tháng 2 năm đó. Thời gian này, Khruschev đưa ra chính sách
“sống chung hòa bình” và đề nghị cả hai miền Nam Bắc Việt Nam cùng vào
Liên Hiệp Quốc. Hồ Chí Minh một lần nữa lại cự tuyệt. Nếu không có sự cự
tuyệt này thì cả hai miền Nam Bắc đã có cơ hội thi đua phát triển trong
hòa bình để đi đến thống nhất.
Một
cơ hội thứ ba lại xuất hiện sau khi Hồ qua đời vào năm 1969. Lần này
thì cơ hội đã bị các người kế nghiệp bảo thủ của Hồ bỏ lỡ. Vào những
tháng cuối năm 1989 khi “làn sóng dân chủ thứ ba” tàn phá các nước Đông
Âu thì tại Việt Nam nhóm bảo thủ đứng đầu là Nguyễn Văn Linh cho đó là
một hiện tượng tạm thời nên chủ trương hàn gắn lại tình đoàn kết đối với
Trung Quốc để cứu sinh mạng của Đảng. Họ quay sang quy phục Trung Quốc ở
Thành Đô năm 1990. Với bước quy phục này Đảng CSVN đã tự nguyện đem
thân làm chư hầu cho Bắc Kinh như chúng ta đã thấy.
Giờ
đây một cơ hội mới lại mở ra và Hoa Kỳ đã đề nghị chia sẻ trách nhiệm
chiến lược với Việt Nam như trên đã trình bày. Dân tộc không muốn bỏ lỡ
chuyến tầu lịch sử lần này. Trung Cộng đang dàn thế trận ở biên giới
phía Bấc và đã công bố kế hoạch thôn tính nước ta trong một tháng. Đảng
cần nhanh chóng lột xác để đồng hành với toàn dân hầu
tạo sức mạnh vô địch như bao lần lịch sử đã chứng minh. Dân tộc đã
trưởng thành
và đang khao khát tự do, sẽ không chấp nhận để Đảng lừa dối thêm lần
nữa.
Nguyễn Cao Quyền
No comments:
Post a Comment