Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương .
Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie – Do Huu Vi sur la terre Picarde
Mời coi 1 Youtube ngắn (2 phút) về Đỗ Hữu Vị vừa được chiếu trên TV Pháp.
Năm nay Pháp kỷ niệm 100 năm Thế chiến 1 nên có nhiều hình ảnh
đặc biệt.
Có lẽ ĐHV là người KQ VN đầu tiên !
|
Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:
Đây
là địa điểm máy bay của
Đỗ Hữu Vị bị rơi do bão cuốn năm 1915, tại làng Laffaux vùng Picardie
nước Pháp. Họ vinh danh Ông và đặt tên Do Huu Vi cho con đường mới mở
chạy qua khu vực này.
Trong
một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm
khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng
cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái
xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
Hai
thế hệ trước tôi chắc còn nhớ nhiều và biết rõ về người mang tên Đỗ Hữu
Vị. Dòng họ Đỗ Hữu làm quan dưới thời Pháp thuộc, là những cộng tác
viên đắc lực, cao
cấp của chính quyền thuộc địa. Đỗ Hữu Vị là con thứ năm trong số 11
người con của của tổng đốc Phương (Đỗ Hữu
Phương) sinh 1881 (năm Tý), nên còn có tên là Đỗ Hữu Tý, chết năm 1916
tại khu vực vùng sông Somme, Pháp. (1)
Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ. Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất. Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Những
người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » (2) công nhận là
dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng
huân chương « thập giá chiến tranh » và
được xem là « anh hùng » của
nước Pháp
trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của
họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa
trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương có Phan That Tao, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng quan ba (đại úy), capitaine Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem « Đỗ Hữu Vị ».
Sau bậc trung học tại trường Janson-de-Sailly, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nằm trong quận 16 của Paris, Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào ngày 01.10.1904. Năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu uý (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1 (1er régiment Etranger).
Từ năm 1907 cho đến 1908, Đỗ Hữu Vị tham chiến tại Oujda Maroc, Casablanca và trong khu vực le Haut-Guir septentrional. Từ cuối năm 1908 cho đến 1910, ông tham chiến tại biên giới Maroc và Algérie.
Ngày 10.12.1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage) và 11 tháng sau tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công (lieutenant-pilote) nhận văn bằng số 649 (brevet n°649) của hội Aéroclub de France, thành lập năm 1898. Đỗ Hữu Vị gặp trung úy Victor Ménard và trở thành bạn cùng lái trong chuyến du hành nước Pháp trên không năm 1911. Năm 1912 Đỗ Hữu Vị thuyên chuyển đến Maroc và phục vụ đến năm 1913. Một con đường được đặt tên « Do-Hu » tại Casablanca. Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở về Saigon để học thực hành về một loại thuyền lướt trên mặt nước, chạy bởi động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo (l’hydroglisseur Lambert) trên sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp. Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt vì bị bão cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê chín ngày, nhưng sống sót.
Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 (7ème compagnie) có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy. Ngày 9.07.1916 vào lúc 16 giờ, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, bị trúng nhiều phát đạn, chết ngay trên trận tuyến. Đỗ Hữu Vị được chôn cất tại làng Dompierre thuộc vùng Somme. Năm 1921 người anh cả là quan năm Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt về an táng trong phần mộ gia đình tại Việt Nam. Từ đường dòng họ Đỗ Hữu hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3, còn gọi là Đền Bà Lớn.
Ở Sài Gòn trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1. Tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.
Con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc làng Laffaux vùng Picardie, Pháp, nơi phong cảnh núi đồi chập chùng, không cao lắm, nhưng lên dốc xuống dốc cũng đủ mệt. Nằm trong một khu vực dân cư mới xây dựng, đường Do Huu Vi, tuy ngắn, nhưng có ý nghĩa, vì bên cạnh đó là một khu địa đạo, lô cốt cũ, chứng tích của chiến tranh đã qua. Quân Đức phải chọc thủng phòng tuyến ở vùng này để tiến về Paris, nên xương máu của cả hai bên Pháp – Đức đổ xuống rất nhiều.
Đường Do Huu Vi tại làng Laffaux, Picardie Pháp
Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, vì trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ. Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909. Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay. Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất. Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người „An nam mít“, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp. Làng Laffaux là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông. MTT
Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, vì trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ. Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909. Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay. Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất. Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người „An nam mít“, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp. Làng Laffaux là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông. MTT
Phiếu ghi nơi tử trận tại làng Dompierre (Picardie) năm 1915 của Đỗ Hữu Vị. Nguồn: Internet
Chú thích:
1. Theo „Tran Minh Canh” trên mạng.
2. “Les poilus” (Những người lông lá) ý chỉ quân lính trong thời đại chiến thứ nhất ngày đêm ăn ngủ chiến đấu trong các dãy địa đạo, chiến hào, không thể có điều kiện vệ sinh, nên râu tóc mọc bù xù, hôi hám, dơ bẩn.
Chú thích:
1. Theo „Tran Minh Canh” trên mạng.
2. “Les poilus” (Những người lông lá) ý chỉ quân lính trong thời đại chiến thứ nhất ngày đêm ăn ngủ chiến đấu trong các dãy địa đạo, chiến hào, không thể có điều kiện vệ sinh, nên râu tóc mọc bù xù, hôi hám, dơ bẩn.
No comments:
Post a Comment